Chào bác sĩ ! Gần một tháng nay
tôi thường xuyên đi tiểu ra máu nhưng không đau. Tôi nghĩ chắc do nóng trong
người nên dùng các bài thuốc dân gian như rau sam, mã đề, cỏ sữa, … để chữa
nhưng không thuyên giảm. Vậy, xin hỏi bác sĩ tiểu ra máu nhưng không đau có sao
không ? Tôi xin cảm ơn ! ( Ngọc Triều – TPHCM ).
Ngọc Triều thân mến ! Chúng tôi
hiểu được sự hoang mang và lo lắng của bạn trong lúc này, với thắc mắc trên các
bác sĩ chuyên khoa xin được giải đáp như sau :
Tiểu
ra máu có những dạng nào ?
Bình thường nước tiểu có màu vàng
rơm hoặc trong suốt. Tuy nhiên, khi thấy nước tiểu chuyển màu ( hồng hoặc đỏ )
thì có thể bạn bị tiểu ra máu. Tiểu ra máu được chia thành 2 loại đó là đại thể
và vi thể :
- Tiểu ra máu đại thể : Lượng hồng cầu trong nước tiểu
nhiều nên quan sát bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm,
thậm chí có máu đông, dây máu trong nước tiểu.
- Tiểu ra máu vi thể : Lượng hồng cầu trong nước tiểu
ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu, chỉ có dùng kính hiển vi mới quan sát rõ
và làm xét nghiệm mới chẩn đoán được bệnh.
Tiểu
ra máu nhưng không đau có bị sao không ?
Tiểu ra máu là hiện tượng khá phổ
biến ở nam giới, mặc dù không đau, không có cảm giác buốt nhưng đây là dấu hiệu
“cảnh báo” nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo thống kê cho thấy, phần lớn
nam giới đi tiểu ra máu có khả năng ung thư bàng quang từ 13 – 34%. Tuy nhiên,
tiểu ra máu nhưng không đau thì nguy cơ bị ung thư bàng quang là 70%. Như vậy,
tiểu ra máu không đơn thuần là triệu chứng bất thường về đường tiểu, mà đây là
dấu hiệu “cảnh báo” các bệnh lý nguy hiểm như :
- Viêm đường tiết niệu : Tình trạng viêm nhiễm ở bàng
quang, niệu đạo hoặc thận dẫn đến rối loạn hoạt động của hệ bài tiết, từ đó
hình thành triệu chứng tiểu ra máu.
- Bệnh lý tuyến tiền liệt : Điển hình là bệnh viêm tuyến tiền
liệt, khi bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính hoặc u xơ sẽ làm tăng nguy cơ bị
ung thư.
- Bệnh đường tình dục : Các bệnh xã hội như lậu, giang
mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, … Tuy không biểu hiện trực tiếp qua đường tiểu,
nhưng bệnh có xu hướng phát triển theo hướng gây biến chứng viêm nhiễm, ảnh hưởng
tới hoạt động của hệ tiết niệu.
Chính vì vậy, cách tốt nhất để
xác định đúng nguyên nhân và bệnh lý, bạn nên đi khám nam khoa sớm, từ đó có
phương pháp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe tốt nhất và không ảnh hưởng tới
cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Phòng
ngừa đi tiểu ra máu như thế nào ?
Để phòng tránh chứng đi tiểu ra
máu nhưng không đau, cánh mày râu có thể quan tâm và thực hiện theo những biện
pháp sau :
- Uống nhiều nước 9 1,5 – 2 lít
nước/ngày ), đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Sau quan hệ tình dục từ 10
– 15 phút nên đi tiểu, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch trước và sau quan hệ.
- Để giảm thiểu nguy cơ bị sỏi thận,
nam giới nên uống nhiều nước, hạn chế các đồ ăn mặn và giàu protein.
- Hạn chế hút thuốc lá cũng như
các chất kích thích, nhằm tránh nguy cơ bị ung thư bàng quang.
- Nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch
sẽ hàng ngày, mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu,
cố gắng đi tiểu đều đặn, bởi việc nhịn tiểu sẽ gây ứ đọng nước tiểu ở bàng
quang.
==> Tóm lại, khi có dấu hiệu nóng rát
khi tiểu, nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau buốt kèm theo các triệu chứng khác
như đau tức vùng bụng dưới, đau lưng, … thì nên đến bệnh viện hoặc phòng khám
chuyên khoa để thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết, xác định nguyên nhân gây bệnh
và có cách chữa trị phù hợp.
ConversionConversion EmoticonEmoticon