Nam giới đi tiểu như thế nào cho phù hợp?

Việc đi tiểu như thế nào là điều mà nam giới cần quan tâm để có thể thực hiện cho đúng, đảm bảo sức khỏe của mình một cách tốt nhất, bởi quá trình bài tiết này có liên quan đến nhiều hoạt động của các cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy nam giới đi tiểu như thế nào cho phù hợp?

Nước tiểu biểu hiện tình trạng bệnh của nam giới

Theo các chuyên gia sức khỏe thì nước tiểu được coi như là “thước đo sức khỏe”, nó có thể phản ánh tình trạng bệnh của một người. Nước tiểu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, bệnh tình trong cơ thể,… Theo đó, nam giới cần chú ý đến những biểu hiện sau đây để có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình:
·        Màu nước tiểu
Nước tiểu người khỏe mạnh có màu vàng nhạt, không kết tủa, không đục. Ngược lại nếu nước tiểu quá đục, kết tủa hay có vị ngọt thì cơ thể có nguy cơ đang bị bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu như uống nước quá ít hoặc quá nhiều, thay đổi nhiệt độ, màu sắc của thực phẩm và thuốc dùng.
Nếu uống nước thường xuyên thì nước tiểu thường không màu, còn uống ít hơn hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn thì có thể có màu vàng đậm.
·        Số lần đi tiểu 
Số lần đi tiểu không nên quá 8 lần, lý tưởng là 7 lần trong ngày và một lần ban đêm. Tuy nhiên, mỗi người có thói quen uống nước khác nhau nên lượng nước tiểu cũng khác, còn tiểu đêm tốt nhất không quá 2 lần. Nếu buổi tối không uống nhiều nước mà vẫn hay tỉnh dậy đi tiểu nhiều lần thì hãy cẩn thận, có thể bạn đang bị bệnh.
·        Lượng nước tiểu
Lượng nước tiểu được coi lý tưởng là 1500 ml mỗi ngày nhưng còn tùy vào lượng nước uống và mồ hôi tiết ra. Nếu nước tiểu dao động từ 400 ml đến 3000 ml thì không có vấn đề gì, còn dưới 400 ml thì nam giới có thể bị bệnh thiểu niệu và hơn 3000 ml là bệnh đa niệu (hay đái tháo).
Tư thế đúng khi đi tiểu là như thế nào?
Tư thế tốt nhất cho nam giới khi đi tiểu là đứng, vì niệu đạo của nam giới có hình chữ S nên khi tiểu đứng dưới ảnh hưởng của trọng lực thì nước thải sẽ xả ra một cách tự nhiên.
Nam giới không nên tiểu ngồi vì tư thế ngồi sẽ làm cho niệu đạo trở thành hình móc câu, bị ép lại, gây tắc nghẽn vùng chậu và nước tiểu khó xả ra hết. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đếm bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Nam giới cũng cần chú ý là không nên ngồi xuống sau khi tiểu vì nước tiểu có khả năng trào ngược lại, vi khuẩn đường tiết niệu sẽ gây ra viêm tuyến tiền liệt.
Đối với trường hợp nước tiểu phân thành nhiều tia thì nam giới cũng không nên quá lo lắng, điều này xảy ra là do độ mở của niệu đạo bị cản trở, nước tiểu bị giữ lại làm tăng áp lực trong bàng quang nên khi bài tiết sẽ xuất ra lượng nước tiểu lớn, làm thay đổi hình dáng niệu đạo tạm thời, gây phân tia khi tiểu. Trường hợp này xảy ra còn do lượng tinh dịch còn sót trong niệu đạo kết hợp với sự cương cứng của dương vật. Nếu nam giới thường xuyên gặp phải tình trạng này thì cần đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 
Do đó, khi đi tiểu nam giới nên thực hiện đúng tư thế, giúp quá trình tiểu tiện diễn ra suôn sẻ, để không phải gây ra những tác hại xấu cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh liên quan đến các cơ quan sinh dục của nam. 
Previous
Next Post »